Phó thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu chỉ đạo tại hội nghị - Ảnh: DANH KHANG
Sáng 21-12, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành tài nguyên và môi trường.
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà: Bộ máy sau khi sắp xếp phải tinh, gọn, mạnh, hiệu quảPhát biểu tại hội nghị, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà biểu dương, đánh giá cao sự nỗ lực, đổi mới, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và những kết quả đạt được của ngành tài nguyên và môi trường trong năm 2024.
Cùng với đó là sự hỗ trợ, giúp đỡ hiệu quả của các cơ quan Trung ương, bộ, ngành, địa phương trong việc hoàn thiện, đóng góp, sửa đổi các luật và ban hành các văn bản dưới luật gồm các luật: Đất đai, Địa chất khoáng sản, Tài nguyên nước.
Đồng thời phó thủ tướng cũng đề nghị trong năm 2025, toàn ngành tài nguyên và môi trường cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách thể chế, đảm bảo đồng bộ, thống nhất, rõ ràng, minh bạch. Tháo gỡ các nút thắt, điểm nghẽn trong quy định của pháp luật, xây dựng hệ thống quy hoạch đồng bộ để giải phóng, phát huy các nguồn lực tài nguyên cho phát triển kinh tế, xã hội.
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết xác định việc xây dựng bộ máy quản lý nhà nước tinh gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, 711 slot online hiệu quả là mục tiêu lớn của Đảng, FF777 casino Login Register online Nhà nước, jili 88 Chính phủ đã xác định trước khi bước vào kỷ nguyên mới của đất nước.
Phó thủ tướng cũng đánh giá ở thời kỳ chuyển đổi số, Free 88 JILI chuyển đổi xanh thì hai bộ có cơ hội rất lớn. Nếu bộ này làm tốt thì bộ kia sẽ hưởng lợi và ngược lại. Từ góc độ này có thể thấy hai bộ hợp nhất "sẽ thành một mô hình phát triển,Jili888 register đáng tự hào".
Theo phó thủ tướng, quan điểm của Đảng, Nhà nước và Chính phủ về bảo vệ môi trường trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là "phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường là trung tâm". Trên cơ sở đó, sau khi hai bộ hợp nhất, phải thay đổi và giải quyết được bài toán kinh tế, xã hội và môi trường hài hòa, làm sao để môi trường là nền tảng cho sự phát triển bền vững.
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà (giữa) và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy tham dự hội nghị - Ảnh: D.KHANG
Quản lý bền vững các nguồn tài nguyên làm nền tảng cho tăng trưởng kinh tếPhát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy cho biết trong năm 2024 thể chế, chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện, bảo đảm thể chế hóa đầy đủ quan điểm, chủ trương, định hướng của Đảng, đáp ứng yêu cầu quản lý và thực tiễn phát triển của đất nước.
Bên cạnh đó công tác quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên, đáp ứng nhu cầu phát triển, làm nền tảng thúc đẩy động lực tăng trưởng của nền kinh tế được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy (bên trái) phát biểu tại hội nghị - Ảnh: D.KHANG
Về công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, theo ông Duy, các ngành quan tâm thực hiện, có chuyển biến tích cực. Các giải pháp về chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế các bon thấp đã đạt được kết quả bước đầu.
Công tác dự báo khí tượng, thủy văn, dự báo, cảnh báo thiên tai luôn chủ động "đi sớm, đi trước", chất lượng được nâng lên, ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành và triển khai các biện pháp phòng, chống, qua đó góp phần giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản.
Tên các cục, vụ dự kiến sau hợp nhất hai bộ Nông nghiệp và Tài nguyên - Môi trườngBên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, theo ông, công tác quản lý nhà nước ngành tài nguyên và môi trường còn những mặt tồn tại, hạn chế như một số thể chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật không còn phù hợp với thực tiễn phát triển nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung.
Nguồn lực tài nguyên ở nhiều nơi chưa được sử dụng hiệu quả, nhất là tài nguyên đất đai, gây nên tình trạng lãng phí, việc vi phạm pháp luật trong hoạt động khoáng sản còn xảy ra.
"Tình trạng ô nhiễm môi trường các lưu vực sông, cụm công nghiệp, làng nghề, ô nhiễm không khí tại các đô thị chưa được quan tâm khắc phục. Công tác phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính chưa triệt để.
Chuyển đổi số trong ngành chưa đáp ứng với yêu cầu quản trị hiện đại. Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực, địa bàn còn hạn chế", ông Duy nói.