Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho rằng phải có chính sách đặc thù về lương, phụ cấp, môi trường làm việc, để thu hút nhân tài làm nhà giáo.
Thừa ủy quyền của Thủ tướng trình Quốc hội dự án Luật Nhà giáo sáng 9/11, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết chủ trương của Đảng và Nhà nước xác định giáo viên là yếu tố quan trọng nhất, nền tảng nhất, cốt lõi nhất quyết định chất lượng giáo dục. Vì vậy, phát triển lực lượng đủ về số lượng, tốt về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu là việc sống còn của ngành Giáo dục.
"Nếu phát triển giáo dục và đào tạo cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao là khâu đột phá chiến lược để phát triển đất nước thì phát triển đội ngũ nhà giáo là khâu đột phá trong đột phá chiến lược ấy", ông nói.
Vì vậy, Luật Nhà giáo được kỳ vọng sẽ khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ; có chính sách đặc thù, đột phá để hỗ trợ, thu hút nhân tài vào ngành Giáo dục, giúp người có tâm huyết đến công tác ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
Chính phủ đề xuất chính sách người có trình độ cao, có tài năng, sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ, người có năng khiếu đặc biệt tham gia tuyển dụng giáo viên được hưởng phụ cấp và trợ cấp thu hút. Giáo viên đến công tác tại nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn được bảo đảm chỗ ở tập thể hoặc được thuê nhà ở công vụ. Giáo viên trong các cơ sở giáo dục công lập được hưởng chính sách thu hút đối với viên chức, các chính sách thu hút khác theo thực tế từng địa phương và cơ sở giáo dục.
Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn phát biểu sáng 9/11. Ảnh: Media Quốc hội
Chính phủ cũng mong muốn giáo viên được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp; hưởng phụ cấp ưu đãi nghề, các phụ cấp khác tùy theo tính chất công việc và theo vùng như quy định của pháp luật. Nhà giáo tuyển dụng, transaction password in jili xếp lương lần đầu được tăng một bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.
Người công tác vùng đồng bào dân tộc thiểu số, mainit na jili casino miền núi,FG7777 điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn; dạy trường chuyên biệt, Jlbet44 com login dạy các môn năng khiếu, 58jili APP nghệ thuật được hỗ trợ về chỗ ở tập thể hoặc thuê nhà công vụ và thanh toán tiền tàu xe trong thời gian làm việc.
Theo Bộ trưởng Kim Sơn, những chính sách này sẽ giúp ngành giáo dục chủ động trong tuyển dụng, phát triển đội ngũ, thu hút người giỏi đến với nghề dạy học và giữ chân người giỏi trong nghề. Chính sách tiền lương, phụ cấp, hỗ trợ tốt sẽ góp phần nâng cao đời sống, giúp họ yên tâm công tác và tận tâm cống hiến với nghề.
Cơ quan thẩm tra là Ủy ban Văn hóa - Giáo dục nhất trí với đề xuất ưu tiên, hỗ trợ,Đăng ký Go88 thu hút người tài vào ngành giáo dục. Ông Nguyễn Đắc Vinh, Chủ nhiệm Ủy ban đề nghị Chính phủ nghiên cứu, thực hiện đúng tinh thần Nghị quyết của Đảng về cải cách chính sách tiền lương và cân nhắc việc quy định chính sách tiền lương đối với nhà giáo ở khu vực ngoài công lập.
Nghị quyết 29 của Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã đặt ra nhiệm vụ "phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo". Trong đó, chủ trương của Đảng là "có chế độ ưu đãi đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục", "lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theo vùng".
Đề xuất giao việc tuyển dụng giáo viên cho ngành Giáo dục
Chính phủ đề xuất Quốc hội giao quyền chủ động tuyển dụng giáo viên cho ngành giáo dục. Trong đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (phụ trách đào tạo nghề) là cơ quan chủ trì xây dựng chiến lược, đề án, kế hoạch phát triển và quản lý tổng biên chế đội ngũ nhà giáo nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế của từng địa phương và từng cấp học.
Hiện nay, ba luật chính tác động trực tiếp đến hoạt động của nhà giáo là Luật Viên chức, Luật Giáo dục và Bộ luật Lao động. Trong đó, Luật Viên chức quy định những vấn đề chung về tuyển dụng, sử dụng, quản lý viên chức. Luật Giáo dục quy định toàn diện các vấn đề về hệ thống giáo dục quốc dân, trong đó có nhà giáo, có tính chất của luật khung nên các quy định về nhà giáo chưa đầy đủ và toàn diện, nhất là về phương diện tuyển dụng, sử dụng, quản lý.
Bộ luật Lao động chủ yếu quy định các chế tài quản lý lao động theo quan hệ hợp đồng. Do đó, nhà giáo trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập thường được quản lý dựa trên các quy định về lao động hợp đồng, dẫn đến tình trạng các chế độ, chính sách chưa được đồng bộ và đầy đủ so với nhà giáo trong các cơ sở công lập, đặc biệt là về các tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ.
Việc quản lý nhà giáo hiện nay dựa trên Luật Viên chức, đồng nghĩa với việc nhà giáo được tuyển dụng và quản lý giống như các viên chức khác. Điều này dẫn đến vướng mắc trong việc xây dựng các chính sách riêng biệt, linh hoạt để đáp ứng nhu cầu đặc thù của ngành giáo dục.
Chính phủ mong muốn thông qua Luật Nhà giáo, nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập sẽ được công nhận là viên chức đặc biệt, hưởng đầy đủ quyền lợi và chính sách chung của viên chức, đồng thời được bổ sung các chế độ ưu đãi riêng để nâng cao vị thế và thu hút nhân tài. Đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục khác, Luật sẽ quy định những chế độ chung đảm bảo sự bình đẳng, đồng thời tôn trọng tính đặc thù của từng loại hình cơ sở.
Quốc hội sẽ thảo luận hội trường Luật Nhà giáo vào 20/11, ngày Nhà giáo Việt Nam.